Lịch sử Hẻm núi Sićevo

Ngay từ buổi đầu lịch sử, hẻm núi Sićevo đã nằm trên giao lộ giữa châu Âu với châu Áchâu Phi, là nơi chứng kiến ảnh hưởng của phát triển xã hội và quan hệ kinh tế thời xưa. Các tuyến đường cao tốc châu Âu ở Balkan đi qua hẻm núi Sićevo ngày nay bắt đầu từ con đường Via militaris thời La MãByzantium, phát triển thành "Đường đến Constantinopolis" thời Ottoman cho đến cao tốc xuyên châu Âu tuyến E-75 và nhánh E-80 phía đông vào thế kỷ 21. Nhờ các tuyến giao thông này, hẻm núi Sićevo trở thành giao điểm của châu Âu với Tiểu Á, của khu vực Biển Đen với Địa Trung Hải.[2][67]

Vì vậy, dấu vết của văn hóa vật chất trong hẻm núi Sićevo có thể truy được về thời tiền sử, thời La Mã và Byzantium, cho đến hậu Byzantium. Do dân cư thưa thớt và đường sá kém, hẻm núi không được nhắc đến nhiều trong thời Ottoman. Khi dân binh Hajduk xuất hiện đã tụ tập ở đây rồi dần phát triển thành các làng định cư. Từ lúc có tuyến đường sắt đi qua vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều văn nghệ sĩ, sử gia đã đến và ghi lại dấu ấn hiện đại tại đây.[3]

Hẻm núi Sićevo không chỉ "đặc trưng là cầu nối tự nhiên với các khu vực xung quanh" mà thường còn nằm trên biên giới các nước hoặc đế chế, có lúc lại là "miền biên viễn" của các "tiểu quốc tồn tại ngắn phổ biến trong lịch sử Balkan".[3]

Một phần Bản đồ Peutinger (tiếng Latinh: Tabula Peutingeriane) của La Mã thể hiện Naissa (Niš) với hẻm núi Sićevo khoanh vùng đánh dấu xanh. Bản đồ ghi rõ khoảng cách từ Roma đến Niš và Bela Palanka do vị trí chiến lược trên tuyến đông tây.[68]

Ba đặc điểm cơ bản có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của hẻm núi Sićevo trong quá khứ và hiện tại, đặt trong bối cảnh bảo tồn môi trường tự nhiên là:[3]

Đặc điểm cơ bản có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của hẻm núi Sićevo trong quá khứ và hiện tại, đặt trong bối cảnh bảo tồn môi trường tự nhiên
Đặc điểmTính chất cơ bản
Địa lýHẻm núi có tính chất cô lập và tách biệt, được các dãy núi cao bao quanh, có rừng nguyên sinh và thứ cấp che phủ
Vị tríNằm trên huyết mạch đông tây, các đạo quân hoặc những cuộc di cư lớn ở Balkan đều đi qua
Đường biênRanh giới trải dài của hẻm núi nằm trong các khu vực biên giới lịch sử kéo theo các hệ quả xã hội về sau

Thời tiền sử

Bán đảo Balkan có người định cư từ rất sớm. Các nhà khoa học cho rằng TâyTrung Âu được định cư từ đầu thế Cánh Tân (kỷ băng hà), còn con người đầu tiên xuất hiện trên bán đảo Balkan là cuối kỷ Đệ Tứ (sông băng Virmic). Hơn 40.000 năm trước, khí hậu lạnh giá, băng giá vĩnh cửu có độ cao đến 1.500 m so với mực nước biển. Điều này được chứng thực khi tiến hành khai quật hai hang động Velika và Mala Balanica gần làng Sicevo trong các năm 2006—2010. Theo nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Dušan Mihailović trên hàng ngàn công cụ của người Neanderthal khai quật được xác định quần thể khoảng 10-15 cá thể thuộc 3 gia đình, sinh sống bằng săn bắt và hái lượm.[69]

Những khai quật tiếp theo sâu hơn tại hang Mala Balanica đã phát hiện dấu vết cổ xưa hơn của loài người, trước cả người Neanderthal. Điều này chứng tỏ trên cùng một địa điểm đã có những nhóm người khác nhau sinh sống trong khoảng từ 150.000 đến 600.000 năm trước.[lower-alpha 12]

Nghiên cứu mới nhất của William Rink từ Canada cho thấy hàm hóa thạch này đã có ít nhất 397.000 tuổi, hoặc có thể lên đến 525.000 tuổi. Như vậy, đây là hóa thạch về con người cổ nhất ở Trung Âu, có từ giai đoạn giữa thế Cánh Tân.[71]

"Đây có lẽ là một điều thú vị nhất nếu các nghiên cứu tương lai khẳng định được rằng có thời điểm trong một hang động ở hẻm núi Sićevo, người Neanderthal đã sống chung với người hiện đại.
Điều này dựa trên việc phát hiện một hàm dưới của người vượn từng sống tại Balkan. Niên đại trong các nghiên cứu trước đây đã đẩy ranh giới tiến hóa loài người đi xa hơn. Nghiên cứu cho thấy Balkan là "cửa ngõ châu Âu" và là một trong ba nơi lánh nạn chính của con người và động thực vật trong kỷ băng hà."[71]

Ranh giới của bộ lạc Triballi và Dardani

Vào thế kỷ 6 TCN, TriballiDardani là những tộc người lớn mạnh nhất ở Balkan. Trung tâm của Triballi chạy ngang qua Ponišavlje ngày nay. Các suy đoán cho rằng có ranh giới tự nhiên giữa hai bộ lạc này, và nếu có thì đó chính là hẻm núi Sicevo và núi Suva dường như là giả định chắc chắn do rất khó vượt qua. Tuy nhiên ranh giới này cũng không rõ ràng vì vẫn có những dấu vết tác động qua lại giữa Triballi và Dardani.[72]

Thời đại đồ sắt ở Serbia đánh dấu bằng sự xuất hiện của người Celt cũng như sự xâm nhập của nền văn minh Hy Lạp. Người Celt tấn công và chiếm một phần lãnh thổ Triballi nhưng sau đó liên kết với nhau lập nên bộ lạc Scordisi hùng mạnh, lưu lại dấu vết trong hẻm núi Sićevo.[73]

Biên giới hành chính La Mã

Vào thế kỷ thứ 3, hẻm núi Sićevo thuộc Dardania của tỉnh Moesia (Thượng Moesia), về sau thuộc tỉnh Dacia

Phần lãnh thổ Serbia ngày nay được sáp nhập vào Đế quốc La Mã khoảng năm 29-28 TCN sau khi Marcus Licinius Crassus tiến hành đại chinh phạt từ Macedonia đến Moesia, đánh tan các bộ lạc Triballi và Dardani. Hai năm chiến tranh đã khuất phục Ponišavalje, chắc chắn hẻm núi Sićevo lúc đó thuộc tỉnh Moesia của Đế quốc La Mã (hoặc phần Thượng Moesia).[74]

Thượng Moesia bao gồm phần lớn Serbia ngày nay. Chỉ một phần nhỏ ở phía đông nam thuộc về Thracia. Ranh giới phía đông của Moesia từ Kumanovo băng qua Tran chạy về phía tây bắc giữa Bela Palanka và Pirot. Làng Ploča và hẻm núi Sićevo nằm ở ranh giới của Nais (tiếng Latinh: Regio Naisstensis, tức Niš ngày nay) và Remesian (tiếng Latinh: Regio Remesiannis ứng với Bela Palanka ngày nay).[75]

Thời La Mã có "đường quân sự" (via militaris) để binh lính hành quân, với đoạn đường được coi là bất khả xâm phạm đến phía nam hẻm núi Sićevo rồi từ Niš dẫn qua Kunovica, cao nguyên Ploča, Crvena Reka đến Serdica và xa hơn nữa là Constantinopolis. "(Trên bản đồ) có ghi chú gần con đường Naissus - Serdica (ở Ihtiman gần Sofia) rằng Nero năm 61 cho dựng nhiều quán rượu và khách điếm dọc tuyến đường này."[76]

Thời trung cổ

Năm 395, Đế quốc La Mã chia làm Tây La Mã và Đông La Mã (Byzantium). Hẻm núi Sićevo nằm ở Đông La Mã là phần diễn ra chiến tranh liên tục giữa La Mã và các bộ lạc Đông Serbia. Đến thời Justinianus I (527-565), tình hình mới được ổn định nhưng ngay sau đó, người AvarSlav xâm chiếm lãnh thổ Đông Serbia ngày nay. Người Slav bắt đầu định cư ở hẻm núi Sićevo từ thế kỷ 5.[77]

Lịch sử khu vực này ghi dấu đầu tiên với Stefan Nemanja liên tục đấu tranh với Bulgaria hoặc Byzantium, cùng với các cuộc nội chiến giữa các hoàng thân Serbia[lower-alpha 13] nhằm tranh giành quyền thống trị. Khởi nguồn từ chiến tranh Hungary-Byzantium 1165-1167, cái tên Stefan Nemanja và nhà nước Serbia lần đầu tiên được nhắc đến ở khu vực này.[78]

Bản đồ bang German năm 1184 cho thấy hẻm núi Sićevo nằm ở Giáo xứ Nišava.

Vào thời trung cổ (thế kỷ 12-14), hẻm núi Sićevo thuộc vương quốc Serbia. Nemanja định lập kinh đô tại Niš, ông đã cho xây Nhà thờ Thánh Pantaleon ở đó, nhưng chỉ có thể đảm bảo được quyền lực với sự trợ giúp của thế lực bên ngoài. Trong khi Byzantium chỉ chờ đợi cơ hội để tấn công.

Trong suốt các triều đại Serbia trung cổ, vị trí của Ponišavlje luôn bất ổn. Một mặt, địa điểm này nằm trên đường hành quân chiến lược hàng thế kỷ hướng về trung tâm đế chế là Constantinopolis và phía nam chủ yếu qua Macedonia. Mặt khác cũng là tuyến đường trọng yếu tới thung lũng Nišava dẫn quân tấn công trực tiếp vào Serbia. Các yếu tố này khiến vùng đất bất ổn, thiếu trị an và cản trở sự phát triển."[79]

Sau các cuộc chiến của Nemanja ở phía đông (1183-1190) cuối cùng thất bại trước Hoàng đế Byzantium Manuel I Komnenos, hẻm núi Sićevo nằm trong Giáo xứ Nišava. Những năm tiếp theo chứng kiến sự bất ổn cho Trung Ponišavlje và hẻm núi Sićevo. Trong các nguồn lịch sử và địa lý, giáo xứ này được gọi là Oblast Nišava. Khoảng năm 1220, hẻm núi có vị trí giáp ranh đặc biệt với một trong các huyện Nišava (xem bản đồ).[80]

Trong các giai đoạn tiếp theo, Ponišavlje là đất thuộc vương triều Nemanjić. Vào thời kỳ cuối của vương triều, Stefan Dušan và quan quân ở Zeta quyết định tiếm ngôi vua cha là Stefan Uroš III Dečanski. Thời cơ đến khi John Alexander lên làm Sa hoàng Bulgaria, đe dọa nghiêm trọng đến miền biên giới và các thành bang Serbia, bao gồm cả khu vực hẻm núi Sićevo. Dušan cùng con rể dẫn quân tấn công và bắt giữ vua cha. Dušan lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 9 năm 1331, phụ hoàng bị lật đổ của ông qua đời tháng 11 năm đó. Ngay sau đó là thời kỳ chinh phạt lớn phía đông nam.[81]

Sau khi Dušan băng hà, con trai ông là Uros V không đủ khả năng chế ngự các lãnh chúa dẫn đến cát cứ khắp nơi, vương triều dần sụp đổ hoàn toàn. Đế quốc Ottoman lợi dụng tình hình Serbia bị chia cắt trong giai đoạn 1338-1386 để chiếm Ponišavlje. Vị trí ranh giới của hẻm núi Sićevo trong thời kỳ này cũng được phản ánh trong đơn vị hành chính đương thời như Niš hoặc Pirot thuộc Sophia Sanjak.[82]

Thuộc Đế chế Ottoman

Trong thời kỳ chiếm đóng của Ottoman, hẻm núi Sićevo, cũng như thung lũng Niš và Belopalanche, thuộc về Sophia Sanjak cho đến thế kỷ 18. Sofia Sanjak thuộc về Ejalet Rumeli được Ottoman thành lập năm 1393, sau khi thắng trận Kosovo năm 1389. Tiếp đến, người Thổ củng cố nền cai trị trên toàn bán đảo Balkan. Từ cuối thế kỷ 14 đến cuối kỷ 15, Đại Sanjak bao gồm tất cả lãnh thổ Nišava và thành Niš.[83]

Thế kỷ 14-18, hẻm núi Sićevo và núi Suva tạo thành một vành đai dân tộc học tự nhiên, thường nằm trong các đơn vị hành chính liên hệ với Pirot.[84]

Trên biên giới Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1837-1877

Năm 1833, sáu tỉnh miền nam sáp nhập vào Serbia, phía đông hẻm núi Sićevo cùng các làng xung quanh như Gradište trở thành khu biên giới giữa Serbia và Ottoman. Năm 1837, một hàng rào được dựng lên làm biên giới vật lý. Ngày 28 tháng 7 năm 1837, hoàng thân Miloš Obrenović ra lệnh cho tư lệnh trấn thủ Danu-Timok là đại tá Stevan Stojanović: "thiết lập biên giới từ Aleksinac đến Vrška Čuka, cả nơi có sườn núi phẳng và núi bao quanh, đảm bảo ngăn cách để người và gia súc không thể đi từ bên này sang bên kia". Hàng rào biên giới tồn tại cho đến khi giải phóng hoàn toàn vào năm 1877.[85]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hẻm núi Sićevo http://www.archeolog-home.com/pages/content/mala-b... http://vukovblog.blogspot.com/2008/02/rat-struja-i... http://wheretoserbia.com/nis-and-around/sicevo-gor... http://www.spc-altena.de/latein/ebene02/eb8_hs8_us... http://www.discoverserbia.org/sr/jugoistocna-srbij... http://www.liman-h2o.org/wp-content/uploads/2012/0... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.gef.bg.ac.rs/img/upload/files/Rad%204.p... http://www.arhivnis.co.rs/cirilica/idelatnost/br%2... http://www.eps.rs/test/malei.pdf